Thành viên rút khỏi không hoàn toàn Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế

Hai quốc gia thành viên đã chính thức thông báo ý định ra khỏi nhưng sau đó thông tin tiếp tục ở lại trước khi bị rút tư cách thành viên.

Quốc gia thành viên không hoàn tất việc rút khỏi Tổ chức Lao động Quốc tế
Quốc kỳQuốc giaNgày nhận ý định rút khỏiNgày hủy ý định rút khỏiThông tin
Ba Lan17 tháng 11 năm 1984[117]17 tháng 11 năm 1987[17]Sau khi Ba Lan ra thiết quân luật và đàn áp Công đoàn Đoàn kết (Solidarność) tháng 12 năm 1981, thì đến tháng 5 năm 1983, cơ quan quản trị ILO bỏ phiếu thành lập ủy ban điều tra, hành động cao nhất có thể thực hiện chống lại quốc gia thành viên theo Hiến chương.[118] Ủy ban đệ trình báo cáo lên Cơ quan Quản trị ILO chỉ trích nặng nề việc bắt giữ đoàn viên và không cho công đoàn độc lập. Một ngày sau, Ba Lan thông báo ý định rút khỏi vào ngày 17 tháng 11 năm 1984.[16][117] Nhưng vào tháng 11 năm 1984, Ba Lan không chính thức rút khỏi mà gia hạn ý định này. Sau đó tình hình chính trị tan băng, Ba Lan hủy ý định rút khỏi vào ngày 17 tháng 11 năm 1987.[17]
Indonesia25 tháng 3 năm 1965[28]6 tháng 9 năm 1966[28]Trong thời đối đầu Borneo (tiếng Mã Lai: Konfrontasi), Indonesia của Sukarno xung đột với Malaysia, Anh và Hoa Kỳ sau khi Malaysia có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tháng 1 năm 1965, Indonesia tuyên bố rút khỏi Liên Hợp Quốc.[119][120][121] Tháng 3 năm ấy, chính phủ thông tin về ý định rút khỏi ILO, dự trù có hiệu lực vào ngày 25 tháng 3 năm 1967. Nhưng sau khi chuyển giao quyền lực, chính phủ Suharto năm 1966 thông báo Indonesia không muốn rút khỏi nữa. ILO cho rằng tư cách thành viên của Indonesia không hề bị gián đoạn.[122][28]